Vì sao vành đai 3 TP.HCM có hơn 12 km đi trên cao?

144A Trần Kế Xương, Phường 07, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh

Hotline: 0983968679

Menu
Vì sao vành đai 3 TP.HCM có hơn 12 km đi trên cao?

    Trong bối cảnh các tuyến đường nội đô trung tâm nối TP.HCM và các tỉnh lân cận chịu áp lực giao thông gây tắc nghẽn cục bộ, Chính phủ nhìn nhận không thể trì hoãn việc đầu tư xây dựng đường vành đai 3.

    Sau nhiều cuộc họp đốc thúc từ Thủ tướng, TP.HCM đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

    Đáng chú ý, theo phương án thiết kế của báo báo, trong 76,3 km chiều dài vành đai 3 TP.HCM được đầu tư ở giai đoạn 1 sẽ có 12,75 km đi trên cao, xuyên qua TP Thủ Đức để đến nút giao Tân Vạn và nối tỉnh Bình Dương.

    Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (TCIP), cho biết trong quá trình nghiên cứu trắc dọc, 4 địa phương đưa ra 3 phương án để xem xét thực hiện.

    Phương án thứ nhất là trắc dọc đường đi bằng, phương án 2 là đi cao và phương án 3 là chạy hỗn hợp trên cao và bằng. Sau khi so sánh ưu nhược điểm các phương án cùng với thực trạng và quy hoạch phát triển đô thị dọc 2 bên tuyến, các địa phương thống nhất chọn phương án cuối cùng.

    Cụ thể, 12,75 km đi trên cao bắt đầu từ nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây xuyên qua TP Thủ Đức cho đến nút giao Tân Vạn (quốc lộ 1) ở tỉnh Bình Dương.

    “Việc lựa chọn phương án đi cao cho đoạn này phù hợp điều kiện địa chất địa hình, khai thác được quỹ đất hai bên và đảm bảo hiệu quả các đô thị trên địa bàn và tiết kiệm khối lượng giải phóng mặt bằng”, ông Phúc nói.

    Theo Giám đốc TCIP, nếu chọn phương án đi trên cao, đoạn đường chỉ cần giải phóng mặt cắt ngang 63 m thay vì đi bằng là 74,5 m. Mặt cắt ngang cầu cạn khi hoàn thiện với 8 làn cao tốc. Giai đoạn 1 đầu tư trước phía bên trái. Đường này đi qua TP Thủ Đức, đảm bảo phát triển đô thị.

    "Nếu không kịp đầu tư xây dựng vành đai 3, TP.HCM và các tỉnh sẽ đối mặt 3 vấn đề: Một là tắc nghẽn về giao thông, hai là không có không gian phát triển và cuối cùng là mất đi nguồn lực trong tương lai", ông Phúc nhấn mạnh.

    Vành đai 3 là đường liên vùng và điểm đầu của tuyến cao tốc hướng tâm như TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; TP.HCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành...

    Việc khép kín vành đai 3 góp phần hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới cao tốc kết nối TP.HCM với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, kéo giảm ùn tắc giao thông khu vực.

    Bên cạnh đó, vành đai 3 cũng mở ra hướng mới về phát triển đô thị cho các đô thị vệ tinh như Nhơn Trạch (Đồng Nai); khu đô thị Tây Bắc (Củ Chi, TP.HCM); khu đô thị Đức Hòa, Đức Huệ (Long An)... Từ đó, tuyến đường chia sẻ áp lực với khu vực nội đô TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, tác động tích cực không gian đô thị và phát triển đô thị bền vững.

    Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, các xe vận tải liên tỉnh không cần đi qua trung tâm thành phố, đông dân cư, tiết kiệm thời gian hành trình, chi phí vận tải, tạo thêm hướng kết nối giữa TP.HCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TP.HCM - Long Thành.

    Theo quy hoạch, TP.HCM có 3 tuyến vành đai (2, 3, 4), tổng chiều dài 356 km. Đến nay, thành phố chỉ đưa vào khai thác được 71 km (vành đai 2 khoảng 55 km, vành đai 3 là 16 km), riêng vành đai 4 chưa được đầu tư xây dựng.

    Hệ thống vành đai TP.HCM có vai trò giải tỏa các luồng xe quá cảnh, kết nối thành phố với các tỉnh lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh... tăng khả năng kết nối đô thị vệ tinh, phát huy hiệu quả lợi thế các tỉnh, phát triển dịch vụ vận tải liên vùng.

     

    2020 Copyright © Công Ty MHK . All rights reserved. Design by nina.vn
    Đang online: 2| Tháng: 728| Tổng truy cập: 26919
    lk4
    lk3
    images